Xin chào, tôi là Shinichi Tohei, Tổng đàn trưởng của Hiệp Hội Ki.

Koichi Tohei sensei vừa là thầy, vừa là cha của tôi. Tôi muốn giới thiệu đến với mọi người phương pháp mà cha tôi đã ứng dụng các nguyên lý của Ki vào cuộc sống hàng ngày như thế nào từ góc độ của một người con trai.

Tôi dần dần hiểu được những nguyên lý của Ki trong quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, tôi đã không thể nhận ra rằng những dạy dỗ của cha tôi đều dựa trên các nguyên lý của Ki.

Cha tôi vô cùng chú trọng đến cách mọi người sử dụng từ ngữ. Ông không chỉ sửa lỗi về cách dùng từ của tôi mà mỗi khi tôi nói, “Con không thể.”, “Con không thích.”, hay “Việc đó khó quá”, cha tôi thường khuyên tôi nên sửa lại thành “Con có thể.”, “Con thích nó.”, hay “Việc đó không khó.” Vào những lúc đó tôi không thể hiểu được ý nghĩa của việc này. Tuy nhiên, đó chính là những luyện tập giúp tiềm thức của tôi trở nên tích cực hơn.

Vì lẽ đó, tôi đã hình thành thói quen suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực. Thói quen này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Tôi thường không có suy nghĩ tôi không thể làm được việc gì đó, mà tôi thường nghĩ “tôi có thể” khi làm bất kể điều gì. Khi bạn làm điều gì đó, suy nghĩ “tôi có thể” hay “tôi không thể” mang đến những kết quả rất khác nhau. Cha chưa bao giờ bảo tôi phải suy nghĩ tích cực lên. Nó trở thành thói quen của tôi một cách rất tự nhiên bằng những sự rèn luyện của cha.

Cha sửa lỗi của tôi rất nhiều lần, nhưng việc đó chưa bao giờ khiến tôi thấy phiền. Sau này khi lớn lên, tôi đã nhận ra rằng ông luôn luôn để ý lại tinh thần của mình có đang ở trạng thái tích cực không trước khi trách mắng tôi. Đó là nguyên nhân mà dù ông trách mắng khắt khe thế nào, tôi vẫn lắng nghe với tinh thần tích cực. Ông không bao giờ trách mắng theo cảm tính vì ông hiểu tinh thần của tôi cũng vậy.

Khi trách mắng tôi, ông không bao giờ dùng những từ ngữ mà xúc phạm đến danh phẩm. Ông luôn kết thúc lời trách mắng bằng những từ ngữ tích cực như “Con có thể làm được việc đó.” hay “Nếu con giữ lời, mọi việc sẽ ổn.” Có một sự khác biệt rõ ràng của việc kết thúc lời trách mắng bằng những từ ngữ tiêu cực so với những từ ngữ tích cực. Dường như trước khi cha trách mắng tôi, ông luôn kiểm tra lại xem tinh thần của mình có ở trạng thái tĩnh lặng không.

Có hai phương pháp để giáo dục con người. Một là “phát triển điểm mạnh” của người đó, một cách khác là “sửa chữa những điểm yếu” của người đó. Cả hai cách đều quan trọng. Cha tôi chủ yếu áp dụng cách thứ nhất với tôi. Tôi có rất nhiều yếu điểm, nhưng ông chọn phát triển những điểm mạnh của tôi trước. Điểm yếu thường dễ nhận ra khi chúng ta so sánh nó với điểm mạnh. Vì vậy, chúng ta thường có xu hướng sửa chữa những điểm yếu trước. Thật sự thì, phát triển điểm mạnh là một cách để bù đắp điểm yếu.

Con người thường sửa chữa điểm yếu của mình khi muốn thay đổi. Khi chúng ta khuếch trương Ki, chúng ta có thể phát triển. Chỉ bằng chỉ ra điểm yếu của chúng ta không thể khiến chúng ta có thể sửa chữa được nhiều yếu điểm của mình. Đầu tiên, bạn cần nhận ra và khuyến khích điểm mạnh của đứa trẻ. Diều đó sẽ giúp đứa trẻ có được những trải nghiệm thành công và tăng khả năng tự tin của bản thân. Nếu bạn bắt đầu bằng cách sửa chữa những điểm yếu trước, đứa trẻ sẽ thường có suy nghĩ rằng “Mình không thể làm được điều đó” và đứa trẻ sẽ trở nên tự ti.

Giờ đây khi nhận ra những dạy dỗ của cha tôi dựa trên các nguyên lý của Ki, tôi có thể nói rằng tất cả những gì cha tôi truyền đạt đều là sự ứng dụng của Ki trong cuộc sống.

Ki thực sự tồn tại. Ki tích cực mang đến kết quả tích cực. Ki tiêu cực mang đến kết quả tiêu cực. Nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa trẻ, đầu tiên, bố mẹ cần có một tâm trí tích cực và lan toả sự tích cực đó tràn khắp căn nhà của mình. Ki tiêu cực không bao giờ có thể mang đến Ki tích cực. Nếu bạn mong muốn phát triển bản thân, hãy chuyển hoá tinh thần của mình trở nên tích cực và lan toả nó ra xung quanh mình. Điều đó hết sức quan trọng.

Nếu một người điều hành mong muốn công ty của mình phát triển, đầu tiên, người điều hành cần có được một tinh thần tích cực và lan toả nó tràn khắp công ty của mình. Điều đó hết sức quan trọng.

Nếu chúng ta muốn cộng đồng của mình phát triển, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần lan toả được Ki tích cực. Thở-có-Ki là phương pháp mà giúp chúng ta có thể luôn luôn lan toả được Ki tích cực.

Ai cũng có thể thực hành Thở-có-Ki, không kể bạn là nam hay nữ, già hay trẻ. Nếu bạn bắt đầu thực hành Thở-có-Ki, bạn có thể làm được điều đó mà không cần một tập huấn đặc biệt nào cả.

Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ thực hành Thở-có-Ki và cộng đồng của chúng ta sẽ tràn đầy Ki tích cực.

Tháng Tám 2007

Shinichi Tohei.

Leave a Reply