Nhân tiện QA Sensei share hình Tempu Sensei… Jason nhiều chuyện viết 1 bài share về Tempu Sensei cho mọi người đọc chơi. Tempu Nakamura Sensei (1876-1968) là người du nhập yoga về Nhật bản và sáng lập ra Tempu-do hay còn gọi là Shinshin Toitsu do hoặc 1 tên gọi khác là Yoga Nhật Bản.
Tempu Ss là 1 trong 3 người thầy có ảnh hưởng rất lớn lên Tohei Sensei và đặt nền móng cho Shinshin Toitsu Aikido mà chúng ta đang tập luyện hiện nay (trong 2 người còn lại thì 1 là Ogura Tetsuju Sensei (đệ tử của Yamaoka Tesshu Sensei và người sáng lập ra Ichikukai dojo và có nhiều ảnh hưởng đến những pp tập luyện của mình như misogi và Ki no kokyu ho, 1 người thì đương nhiên là O-Sensei)

ki aikido hà nội
Quay lại về Tempu Sensei, Tempu Sensei rất giỏi và đa tài, văn võ toàn năng. Tempu Ss rất giỏi kiếm thuật và nhu đạo, học Y ở đại học Columbia ở Mỹ, đã từng là gián điệp hoạt động trong thời kì chiến tranh Nhật-Nga. Trong thời gian chiến tranh thì Tempu ss thoát chết vài lần, có lần bị bắn ở Vạn Lý Trường Thành TQ, phải nhảy xuống thành trốn và hôn mê trong 1 tháng. Ss là 1 trong chỉ 9 người sống sót và trở về trong đơn vị 113 người. Năm 30t Tempu Sensei mắc bệnh lao nên quyết định đi khắp nơi tìm cách chữa bệnh.
Ở Mỹ bệnh tình có giảm bớt và vì ấn tượng bởi những pp y học của người Mỹ, Tempu ss theo học Y ở đại học Columbia 1 thời gian, nhưng bệnh tình ko hết hẳn mà trở lại. Ở Anh Ss học được pp Tự kỉ ám thị (autosuggestion) bằng cách nói chuyện với bản thân
mình trong gương (cái này Tohei Ss và Kaichou cũng có dạy :D).
Năm 1911, trên đường về Nhật, Tempu Ss ghé ngang Ai Cập và gặp 1 thầy yoga và theo về Himalaya để tập yoga. Được 1 thời gian thì bệnh lao khỏi hẳn. Sau đó năm 1913 Ss về Nhật và truyền bá yoga về Nhật. Trong thời gian đầu thì Tempu Sensei hoạt động trong lãnh vực kinh doanh và rất thành công. Đến năm 1919 Tempu Sensei sáng lập Toitsu Kai và dạy Shinshin Toitsu Do.
Về ảnh hưởng lên Ki Society, như đã nói ở trên, Tempu Sensei là 1 trong 3 người thầy của Tohei Sensei, và chính là người mà Tohei Sensei học được nguyên lý “Mind leads body” (Tinh thần dẫn dắt cơ thể). Tohei Sensei kể học được thái độ tập luyện shugyo (how to train) từ Ogura Sensei, sự thả lỏng (relaxation) từ O-Sensei và nguyên lý Mind leads body từ Tempu Sensei.
Nhân tiện nói về 3 người thầy của Tohei Sensei thì Jason tán phét luôn cho vui nhé. Người thầy đầu tiên của Tohei Sensei chính là Ogura Sensei. Chắc mọi người cũng biết Tohei Sensei bắt đầu học Judo từ nhỏ, đến khoảng trung học thì đã lên vài đẳng và trong lúc tập Judo thì bị ném nứt phổi, hình như lúc khoảng 14 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán là Tohei Sensei sẽ ko còn làm được bất cứ việc gì nặng nhọc nữa, và trong thời gian này chị của Tohei Sensei đem rất nhiều sách để Sensei đọc. Sensei rất thích “Thái Căn Đàm” (sách triết classic của văn học cổ đại Trung Hoa, cùng loại với Đạo Đức Kinh) và rất thích Yamaoka Tesshu Sensei (Yamaoka Tesshu là 1 nhà chính trị, võ sĩ, triết gia, thư pháp gia rất nổi tiếng thời chuyển giao giữa shogunate và Minh Trị). Tesshu Sensei là trưởng môn một 1 môn phái kiếm thuật nổi tiếng với pp huấn luyện cực kì địa ngục :D.
Việc đọc những quyển sách đó đã giúp Tohei Sensei hình thành 1 ý chí rất kiên cường “Dù cơ thể tôi có bệnh tật, nhưng tinh thần thì tuyệt đối ko”. Vào năm 16t, Tohei Sensei quyết đến xin học misogi với Ogura Sensei (đệ tử của Tesshu Sensei). Misogi của Ogura rất bá đạo và thường kéo dài trong 3 ngày (mỗi người đến tập bị bắt lột đồ ra và giữ lại, nêu giữa chừng chịu ko nỗi mà trốn ra thì ko có đồ mặc 😀 ). Lúc đầu Ogura Sensei đương nhiên ko cho Tohei tập misogi ngay vì với bệnh phổi mà misogi thế thì chỉ có chết nên khuyên Tohei Sensei bắt đầu bằng zazen (tọa thiền). Tohei Sensei tọa thiền mỗi ngày 1 tiếng sau 6 tháng thì sức khỏe có tốt hơn nên bắt đầu tập misogi và sau đó chửa khỏi hẵn bệnh phổi. Tohei Sensei cũng học được pp kokyu từ Ichikukai, và trong khi đi phục vụ quân đội thì Sensei có những điều chỉnh thích hợp và cuối cùng là dẫn tới pp Ki no Kokyu ho như mình tập hiện h. Có 1 chuyện bên lề là sau khi trở về từ quân đội, Tohei Sensei vào tập Kokyu no ho lại ở Ichikukai và sau 1 buổi tập thì có 1 cô (cô này ko biết đã ở đó từ bao lâu) tới nói với Sensei là “Cậu thở đã tốt lên hơn rất nhiều so với trước, và hiện h chỉ có cậu là làm được giống những gì mà tổ tiên nhà Ogura miêu tả” và cô này đã nhất quyết giao lại cho Tohei Sensei bức thư gia truyền của nhà Ogura mặc dù Ss lúc đầu ko nhận. Trong thư có miêu tả pp Kokyu ho đúng, và đó cũng là 2 câu đầu trong shokushu Ki Breathing: “Breathe out so that your breath travels infinitely to the ends of the Universe, breathe in so that your breath reaches your one point and continues infinitely there.”
Nghe đồn bức thư này vẫn được giữ ở nhà tổ Tohei.
Trong thời gian học ở Ichikukai thì Ogura Ss viết thư giới thiệu để Tohei Ss sang học Aikido với O Sensei. Lúc Tohei ss tới dojo thì O Sensei đi vắng và ra tiếp là 1 người đệ tử, và người này đánh 1 đòn Nikyo. Sau lúc đó thì Tohei Sensei đã định bỏ về vì chán và nghĩ là đòn này có đau thật nhưng ko có gì đặc biệt. May cho chúng ta là ngay lúc đó O Sensei vừa về tới và tạo cho Tohei 1 ấn tượng “khó phai” nên ss bắt đầu tập Aikido. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, và mặc dù rất ít tập với O Sensei (Tohei Sensei có kể mỗi lần đi misogi ở Ichikukai về là Aikido lại tiến bộ và đánh ầm ầm :D), Tohei Sensei được phong 5 dan trước khi đi phục vụ quân đội ở Mãn Châu (TQ). Điều ấn tượng nhất từ mà Tohei Sensei cảm thấy từ O Sensei là sự thả lỏng nhưng O Sensei ko truyền đạt tốt cho học trò (O Sensei hay kêu là tôi được thần nhập vào người nên đánh hay thế này 😀 ) và thường dạy trái ngược với cái mình làm. Ví dụ O Sensei lúc nào cũng bảo học trò khi làm uke phải nắm thật chặt vào, dùng sức mạnh vào, nhưng bản thân thì nắm rất nhẹ nhàng (with Ki 😀 ) Từ đó thì Tohei Sensei chuyển sang quan sát những gì O Sensei làm hơn là nghe những gì ông nói. Bước ngoặc đến từ việc Tohei Sensei gặp Tempu Sensei và học được nguyên lý “Mind leads body” và từ đó vỡ lẽ ra Aikido của O Sensei là dẫn dắt tinh thần của uke chứ ko phải cơ thể… và sau đó… mọi thứ còn lại gọi là lịch sử như mọi người đã biết 😀
Tiết mục kể chuyện tán phét của bé Jason đến đây đã hết, hy vọng mọi người đọc giải trí :)) (Bài viết sử dụng tư liệu từ Wikipedia, http://www.senninfoundation.com/biography/nakamura-tempu, sách Ki In Daily Life của Tohei Sensei, Ki-A road that anyone can walk của Will Reed Sensei và lời kể của các Sensei khác mà Jason nghe lóm được)

Leave a Reply