Tự-Kiatsu
Trong phần này tôi sẽ giới thiệu về “Liệu pháp Kiatsu” (Kiatsu ryoho) mà tôi vẫn thường hướng dẫn.
Liệu pháp Kiatsu tức là chuyển Ki từ bên ngoài vào trong cơ thể để tăng cường sinh lực cho bản thân. Nếu được bổ trợ thêm Ki từ bên ngoài, sinh lực của con người sẽ được gia tăng, giúp bệnh tật hay thương tổn hồi phục dễ dàng hơn.
Khi bạn tự thực hiện Kiatsu (tức là thực hiện Liệu pháp Kiatsu cho bản thân mình), việc thực hành trạng thái hòa hợp tinh thần và thể xác một cách tự nhiên là rất quan trọng. Nếu bạn căng thẳng và thúc ép bản thân,
bạn sẽ không thể khuếch trương Ki. Ai cũng có thể tự thực hiện Kiatsu bằng cách chạm ngón tay mình vào cơ thể mình trong khi đang khuếch trương Ki và thư giãn.
Trong tiếng Nhật chúng tôi có từ “teate” (nghĩa đen tức là đặt bàn tay lên vết thương). Khi ta thấy mệt, ta đặt bàn tay mình lên phần cơ thể bị đau. Lúc đó, đừng ấn mạnh quá vào nơi bị đau. Bạn chỉ cần hướng tinh thần của mình tới nơi bị đau. Chỉ đơn giản như vậy, đó chính là liệu pháp Kiatsu.
Khi cơ thể con người bị ốm, phần cơ thể đó trở nên nặng nề, đau đớn. Bằng cách đặt những ngón tay mình trong khi khuếch trương Ki ở điểm đó, vết thương sẽ dịu nhẹ hơn và nỗi đau đớn sẽ từ từ tan đi.
Nếu bạn tự thực hiện Kiatsu, khu vực được chạm vào sẽ ấm lên. Đó là bởi Ki của vùng ảnh hưởng sẽ được kích hoạt và làm cho máu bắt đầu lưu thông mạnh mẽ.
Có vài điểm quan trọng khi tự thực hiện Kiatsu như sau:
– Tự thực hiện Kiatsu với sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác (tức là thực hiện tự–Kiatsu với trạng thái tự nhiên và vững vàng).
– Không ấn quá mạnh
– Không xoa bóp (nếu cơ thể cử động nhưng các ngón tay giữ nguyên vị trí ở vùng bị thương thì được).
– Tư duy theo đường hướng thay vì các điểm (Không chỉ nghĩ về vùng bị thương mà còn phải nghĩ về dòng chảy xuyên suốt cơ thể).
Tôi sẽ miêu tả cách tự thực hiện Kiatsu để hỗ trợ bạn duy trì sức khỏe của cả tinh thần và thể xác. Đầu tiên là hãy tự Kiatsu đối với mắt. Tự Kiatsu được nói tới ở cuốn sách này là một phần ứng dụng rất nhỏ của liệu pháp Kiatsu. Mặc dù chỉ là một phần ứng dụng hạn hẹp, tôi tin rằng nó vẫn sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc giữ gìn sức khỏe.
Kiatsu đối với mắt
Giải pháp cho đôi mắt mệt mỏi, giúp phục hồi thị lực và đôi mắt tự nhiên
Trong bối cảnh điện thoại và máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi, mọi người thường bị mỏi mắt. Mắt mỏi, mờ, đau… có thể xuất hiện đặc biệt đối với những người làm việc nhiều trên máy tính.
Cứ như vậy, nó sẽ có thể gây bệnh đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp đối với cả những người trẻ tuổi.
Trước hết, hãy rửa sạch tay trước khi thực hiện Kiatsu cho đôi mắt. Nhẹ nhàng nhắm mắt lại. Sau đó chạm nhẹ vào vùng giữa nhãn cầu và gờ xương hốc trên mắt. Thực hiện Kiatsu lên phần xương. (xem hình 1)
Hình 1
Bạn có thể thực hiện Kiatsu cho cả hai bên trái, phải cùng một lúc.
Không được ấn vào nhãn cầu. Hãy chia vùng trên mắt, từ góc trong của mắt tới cạnh ngoài mắt ra năm phần. Sau đó, thực hiện Kiatsu 20 – 30 giây cho mỗi phần, bắt đầu từ phần trong di chuyển ra tới rìa ngoài mắt.
Tiếp theo, dùng đầu ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn, thực hiện Kiatsu cho vùng này trong 30 – 40 giây. (Hình 2)
Hình 2
Bạn sẽ mất khoảng 5 phút để thực hiện bài Kiatsu này. Bạn sẽ cảm thấy mắt mình khỏe khoắn hơn trước đó.
Tôi thực hiện Kiatsu cho mắt mình hàng ngày. Nhờ thế, ở tuổi này, tôi vẫn nhìn rõ được mọi vật. Có một thời gian mắt tôi yếu đi. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, tôi đã thực hiện Kiatsu hàng ngày và bình phục sau ba tháng. Nếu bạn bắt đầu thực hiện Kiatsu mỗi ngày từ bây giờ, bạn sẽ giữ được đôi mắt khỏe mạnh. Kiatsu không chỉ giúp bạn giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh mà còn khiến nó có biểu cảm thu hút hơn.
Kiatsu dành cho đầu.
Giải pháp cho chứng đau nửa đầu, cải thiện khả năng tập trung
Có rất nhiều người đang phải chịu đựng chứng đau nửa đầu, cảm thấy đầu luôn bị nặng nề, mông lung, …
Bất kỳ chứng rối loạn vùng đầu nào đều có khả năng là do nhiều loại bệnh nghiêm trọng. Bất kỳ chứng rối loạn vùng đầu nào cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta rất nhiều. Do đó, chúng ta cần quan tâm tới mọi triệu chứng.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở đầu, bạn sẽ đồng thời thấy khu vực quanh gáy trở nên tê cứng. Vùng tê cứng này đè nén các mạch máu bên trong cột sống cổ. Nó sẽ siết chặt mạch máu chạy lên cổ và gây suy giảm khả năng suy nghĩ, gây đau đầu và các vấn đề khác.
Những người đang ở trong tình trạng xấu, đặc biệt những người bị vẹo cổ luôn bị đè nén các mạch máu bên trong cột sống cổ. Khu vực bị tê cứng sẽ biến mất bởi Kiatsu. Tư thế ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta theo những cách rất đáng kể.
Khi bạn thực hiện Kiatsu cho vùng đầu, hãy ấn vào vùng gờ dưới của xương chẩm, hướng lên đỉnh đầu, di chuyển từ phần xương phía sau tai phải cho tới xương sau tai trái. (Hình 3)
Hình 3
Khi bạn ấn vào phía bên phải, hãy dùng ngón tay phải. Khi bạn ấn phía bên trái, đổi sang tay trái. Chuyển Ki hướng lên phía đỉnh đầu.
Ấn vào phía bên phải đầu, di chuyển ngón cái 5 lần ở bên này, và làm tương tự với phía bên trái, mỗi bên 15 – 20 giây. Nếu bạn bị căng thẳng nhiều, hãy lặp lại Kiatsu nhiều lần. Sau khi kết thúc Kiatsu, bạn sẽ cảm thấy đầu mình nhẹ nhàng hơn và cảm thấy thư thái hơn.
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh đôi khi có nhiều vùng tê cứng rộng xung quanh đốt sống cổ C7. Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng của tuổi mãn kinh. Trong trường hợp này, ta dùng các ngón tay dài (ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út) ấn phần cạnh cổ. Ấn cạnh phải bằng ngón tay phải, cùng lúc dùng ngón trái ấn cạnh trái. Trong khi đang chuyển Ki tới cổ, từ từ di chuyển cổ theo các hướng trước, sau, trái, phải.
Sự lưu thông máu ở cổ của bạn sẽ được cải thiện và các điểm tê cứng sẽ trở nên mềm lại. Điều này còn giúp làm dịu đi các vấn đề của tuổi mãn kinh.
Kiatsu cho vai
Giảm tê cứng hai vai, khiến tinh thần trở nên tích cực hơn
Tê cứng vai thường hay gặp ở đa số người ở lứa tuổi 40 và 50. Có nhiều người bị đau nhức vai ở mọi độ tuổi. Nếu chúng ta duy trì tư thế đúng, chúng ta sẽ không bị đau và nhức vai. Một tư thế không thoải mái tự nhiên có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng đau vai. Vai đau làm máu lưu thông kém và ngay lập tức có thế gây hệ quả xấu tới đầu và mắt.
Nếu bạn cảm thấy tê cứng vai khi làm việc, hãy thử tự Kiatsu cho mình. Nó sẽ giúp bạn trở về trạng thái tích cực.
Để Kiatsu cho vai, hãy bắt đầu ở xương cổ và xương vai đến phía sau cổ. Khi bạn ấn vai phải, nghiêng đầu sang trái. Sau đó dùng ngón trỏ đưa Ki tới vai phải. Thực hiện 15 tới 20 giây ở mỗi huyệt. Thay đổi vị trí từ lưng tới cổ (Hình 4).
Hình 4
Nếu bạn thực hiện xong bên vai phải, hãy làm tương tự với vai trái Nếu bạn bị đau mỏi vai kinh niên, hãy Kiatsu nhiều lần. Bạn sẽ thấy sự khác biệt khi thực hiện sau vài lần. Bạn sẽ có thể nghiêng cổ dễ hơn trước rất nhiều. Thêm nữa là, vì lưu thông máu được cải thiện, bạn sẽ cảm thấy khoẻ khoắn hơn rất nhiều.
Kiatsu cho dạ dày
Chống táo bón và tiêu hóa kém, giảm bớt cơn co thắt kinh nguyệt
Khi bạn thực hiện Kiatsu ở khu vực dạ dày, hãy day ngược chiều kim đồng hồ. Hãy đưa Ki theo hướng thức ăn đi vào đường ruột. Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hoá hay đau bụng, Kiatsu hàng ngày ở vùng bụng sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Kiatsu cho dạ dày cũng giúp chữa trị táo bón, phòng chống nhiều căn bệnh của phụ nữ, ví dụ như u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung.
Sức khoẻ của dạ dày là nền tảng cho vẻ đẹp bên ngoài của chúng ta.
Nếu bạn bị táo bón, Kiatsu dạ dày sẽ giúp bạn hồi phục lại về cả thể xác lẫn tinh thần.
Để thực hiện Kiatsu cho dạ dày, đầu tiên hãy nằm xuống. Khép 3 ngón tay giữa lại, và đặt nhẹ nhàng lên phần trên cùng của dạ dày. Các cơ quan nội tạng đều rất nhạy cảm, cho nên bạn KHÔNG ĐƯỢC ấn quá mạnh. Và bạn cũng đừng chạm vào rốn.
Dạ dày phồng lên xẹp xuống theo hơi thở của bạn. Hãy để tay của bạn chuyển động cùng với hơi thở và đưa Ki vào, dần dần Ki sẽ tự nhiên đi vào sâu hơn.
Hãy đặt tay ở mỗi điểm chừng một phút. Bắt đầu từ phần trên cùng của dạ dày, và bắt đầu xuống phía dưới rốn, rồi đến vùng bụng dưới, rồi đến bên phải của dạ dày (xung quanh ruột thừa và bên trên ruột thừa), phần trên dạ dày (quanh vùng gan), bên trái dạ dày (phần bụng trên) rồi tới bên trái của vùng bụng dưới. Hãy nhớ rằng luôn luôn đưa Ki vào theo chuyển động của dạ dày khi bạn hít thở.
Nếu bạn mắc chứng táo bón, thì hàng ngày hãy Kiatsu vài lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hay vào buổi sáng lúc mới thức dậy. Tình trạnh bệnh của bạn sẽ được cải thiện và có thể bắt đầu ngày mới với một tinh thần thoải mái.
Kiatsu cho chân
“Giữ đầu mát và chân ấm”
Điều chú ý căn bản để giữ sức khoẻ này thường được nhắc đến. Chân lạnh không có lợi cho sức khoẻ.
Nếu chân bạn bị lạnh do nhạy cảm với khí lạnh, hãy thử dùng phương pháp Kiatsu dưới đây:
Đầu tiên, hãy nằm ngửa. Khép 3 ngón tay giữa lại và đặt nhẹ lên phần bẹn. Hãy tìm nơi bạn cảm thấy có mạch đập và hướng Ki tới đó.
Ấn các ngón tay nhẹ nhàng và đếm tới 100. Sau khi đếm tới 100, rời tay khỏi bẹn và thả lỏng cho tay. Lần tiếp theo làm tương tự và đếm tới 100.
Sau đó, làm 1 lần nữa.
Việc Kiatsu này mất 5 phút. Bạn càng hướng nhiều Ki, bạn sẽ càng cảm thấy ấm hơn.
Những người bị chứng mất ngủ và sưng chân cần thực hiện Kiatsu trước khi ngủ. Nếu bạn Kiatsu cho cả chân và bụng, sẽ giúp cho lưu thông rất nhiều. Nếu bạn thực hiện liệu pháp Kiatsu này hàng ngày, bạn sẽ không bao giờ bị lạnh chân.
Kiatsu cho hông
Chữa đau lưng dưới và điều chỉnh được tư thế tốt cho hông
Nếu bạn giữ tư thế đúng, bạn sẽ không bị đau lưng dưới, trừ phi bạn mắc một căn bệnh khác gây ra tình trạng đau lưng. Đau và cảm thấy nặng ở lưng dưới bị do tư thế sai hoặc thoái quen bất thưởng của cơ thế.
Nếu bạn cảm thấy lưng dưới không ổn, bạn có thể chữa trị nó bằng liệu pháp Kiatsu, thậm chí bạn có thể tự thực hiện nó cho bản thân mình.
Thực hiện Kiatsu với hông, bạn không cần phải nằm xuống, bạn có thể ngồi ở trên ghế. Sử dụng ngón cái, ấn nhẹ ngón cái chỗ bạn thấy đau hoặc khó chịu. (Hình 5)
Hình 5
Sau khi thực hiện Kiatsu tại chỗ bị đau và vùng quanh đó, di chuyển cơ thế chậm rãi về phía trước và phía sau giữ nguyên vị trí các ngón cái. Nếu bạn làm xong tại một chỗ, di chuyển ngón cái tới vị trí khác và làm tương tự.
Khi bạn đã hết đau và hông thấy thoải mái hơn, hãy tự cam đoan với bản thân sẽ tập tư thế đứng đúng với sự hoà hợp giữa tinh thần và thể xác. Tư thế sự hoà hợp giữa tinh thần và thể xác sẽ giúp bạn gìn giữ sức khoẻ của cơ thể.
Tôi đã giải thích ngắn ngọn cho bạn cách tự Kiatsu. Hãy lắng nghe cơ thể mình cẩn thận. Nếu bạn thấy cơ thể bị đau hoặc không ổn, hãy thử tự Kiatsu.
Cùng với việc giữ tư thế đúng. Bạn có thể ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật bằng cách tự Kiatsu khi bạn thấy có vấn đề.
Khám bác sỹ cũng tốt, tuy nhiên trước khi phải dựa tới khám xét hay thuốc thang, bạn có thể tự làm cho mình, việc đó ở thời điểm hiện tại hay tương lai cũng rất quan trọng. Việc này có lợi cho sức khoẻ của bạn.
Nếu không tự Kiatsu được, tư thể của bạn bất thường thì bạn đang gồng cứng một cách không cần thiết. Trạng thái này gọi là “Ki không được khuếch trương”
Nền tảng của việc tự Kiatsu là trạng thái hoà hợp giữa tinh thần và thể xác. Vì vậy, trước khi bạn tự Kiatsu cho mình, tốt nhất là hãy kiểm tra lại tư thế đứng đúng sao cho tự nhiên và duy trì lâu dài được.
Chúng ta có sinh lực. Như thuốc men không thể cứu được người chết, chúng ta không nên quên rằng, thuốc, tự nó không phải là nguyên nhân chữa bệnh mà là sinh lực của chúng ta. Tự-Kiatsu là cách kích hoạt sinh lực ấy
Tận hưởng sự mạnh khỏe
Sinh lực mang tới cho chúng ta sức khỏe. Khi chúng ta đồng nhất được tâm trí và cơ thể và hợp làm một với Vũ Trụ, sinh lực được kích hoạt. Tôi đã chỉ cho bạn thấy hợp nhất giữa tinh thần và thể xác là gì và cách để hợp nhất tinh thần và thể xác trong quyển sách này.
Tôi cũng đã giải thích cách thở-có-Ki và lợi ích của chúng tới sức khoẻ và cuộc sống với một tinh thần và thân thể khoẻ khoắn. Hãy bắt đầu thở-có-Ki từ hôm nay.
Tôi sẽ yêu cầu bạn “trở nên mạnh khoẻ” khi đọc đến phần cuối của cuốn sách này.
Có nhiều sự kiện diễn ra trong suốt cuộc đời. Một người lúc trẻ yếu đuối nhưng trở nên mạnh mẽ khi trưởng thành. Người khác lại khoẻ mạnh cho tới tuổi trung niên thì lại bắt đầu bệnh tật.
Sức khoẻ của tinh thần và cơ thể bị ảnh hường khi thay đổi hoàn cảnh và môi trường sống. Tâm trí và cơ thể chúng ta thỉnh thoảng mạnh khoẻ, thỉnh thoảng không.
Trên tất thẩy, bạn có thể sống một cuộc sống mạnh khoẻ trong rất nhiều năm. Chúng ta hãy trân trọng điều đó và tự tin để sống hợp nhất tinh thần và cơ thể.
Sức khoẻ là một thứ không để đong đếm cụ thể. Bạn có thể thấy khoẻ suốt cả đời. Bạn không cần phải so sánh sức khoẻ mình với người khác, hoặc kết quả chuẩn đoán y khoa. Mọi thứ thay đổi không phải là vấn đề, quan trọng là sống đúng tuổi của mình. Thái độ là nền tảng cho sức khoẻ của bạn.
Cuộc sống của bạn đang thay đổi từng ngày. Cuộc sống của bạn sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai. Sức khoẻ bạn cũng thay đổi. Nếu bạn có những lo lắng về sức khoẻ trong tương lai, thì ý nghĩ lo sợ sẽ không giúp bạn biết được trước sức khoẻ của mình. Hãy loại bỏ lo lắng và thực hành Thở-có-Ki.
Hơi thở của bạn phản ánh sự thay đổi, nếu bạn không khoẻ mạnh, hãy thực hành thở-có-Ki và tự-Kiatsu.
Tiếp tục thở-có-Ki một cách tĩnh tại với sự hợp nhất của tinh thần và thể xác. Nếu bạn làm được điều này, nó sẽ mang đến cho bạn một cuộc sống khoẻ mạnh.
Tôi chân thành hy vọng rằng bạn sẽ vận dụng được các nguyên lý của Ki cho sức khoẻ của tâm trí và cơ thể qua cuốn sách này.
(Thư pháp “Năm nguyên lý Thở-có-Ki ” của Koichi Tohei Sensei)
Năm nguyên lý Thở-có-Ki
1. Thở ra với âm HA, không ngắt quãng hơi thở
2. Thở ra tĩnh và lặng nhất có thể
3. Thở ra với Ki từ đầu tới ngón chân
4. Đưa hơi thở vào từ đầu mũi tới khi khí tràn khắp thân thể
5. Tĩnh tâm thu nhỏ vô tận về nhất-điểm sau khi hít vào