Tại Nhật Bản, có một vị hoạ sỹ, Bà Yuki Ogura, đã sống tới tuổi 105. Một lần tôi có cơ hội được thăm bà tại Kamakura cùng thầy Koichi Tohei.

Bà Yuki là vợ của thầy Tetsuju Ogura, một trong những người thầy đã dẫn dắt sư phụ Koichi Tohei, bà cũng chính là người đã chăm sóc sư phụ Koichi Tohei trong suốt thời gian ông thực tập thiền tại Kamakura.

Khi tôi tới thăm bà, thời điểm đó bà đã khá lớn tuổi và rất hạnh phúc khi được gặp lại thầy Tohei.

Mặc dù phải sử dụng tới xe lăn, nhưng hằng ngày bà vẫn vẽ tranh. Vào ngày tôi tới chơi, cũng là lúc bà đang vẽ tranh tĩnh vật, với chủ thể là một quả chuối.

Theo như lời thuật của gia đình, những quả chuối cứ chín dần ngày qua ngày và chuyển màu dần từ vàng sang nâu rồi từ nâu trở thành đen. Do tiến độ vẽ tranh chậm chạp của bà Yuki, nên những quả chuối cũng vì thế mà thay đổi dần qua ngày.

Cuối cùng sau khi hoàn thiện, bà ngắm bức hoạ của mình rồi thốt lên: “Nhìn nó chẳng còn thấy ngon nữa…!”

Nếu chỉ muốn tập trung vào hoàn thiện bức tranh, đơn giản chỉ cần thay thế quả chuối mẫu hằng ngày. Nhưng tôi đã thực sự ấn tượng với cách bà tiếp tục vẽ đơn giản chỉ dựa vào những gì bà thấy và cảm nhận về nó, với một cái tâm trong sáng.

Điều này gợi lên trong tôi suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa của việc vẽ tranh.

Ngay sau thời điểm đó, cũng là lúc khoá huấn luyện đệ tử nội trú bắt đầu dưới sự chỉ đạo của thầy Koichi Tohei. Có những thời điểm điều này trở thành trở ngại với tôi và mọi thứ đều đi sai hướng như dự tính. Nó không chỉ diễn ra một mà còn lặp lại nhiều lần.

Một ngày nọ, tôi bỗng nhớ về bà Yuki Ogura. “Tôi nhận ra. Tôi đang không nhìn thấy hay cảm thấy những gì thực sự đãng diễn ra ngay trước mắt mình”. Tâm trí tôi không tập trung cho giây phút hiện tại.
Rồi tôi dần chú ý rằng, bất cứ khi nào thầy Koichi Tohei tiếp xúc với những điều quan trọng hay thú vị, thầy luôn thể hiện như thể đó là lần đầu tiên vậy.

Trong thời gian được hỗ trợ thầy, đôi khi tôi thấy, “Với những điều giống nhau lặp lại, thầy thường hay quên chúng đi”. Thực ra không phải vậy. Thay vì vậy, mỗi lần khi gặp một thứ gì đó trong cuộc sống dù lặp đi lặp lại, nhưng thầy luôn nhìn nhận chúng với những góc nhìn mới, vì vậy mà luôn tiếp nhận được những ấn tượng mới mẻ từ chúng.

Tôi bắt đầu thực hành phương pháp này trong việc nhìn nhận xung quanh. Bằng thực hành, tôi tự nhận thấy mình thường gặp bế tắc với những ấn tượng hay trải nghiệm cũ đã xảy ra, vì thế mà tâm trí không tập trung vào những gì đang diễn ra trước mắt. Nhờ việc nhận ra hiện thực này, tôi đã học cách sử dụng tâm trí của mình trong trạng thái tươi mới nhất mỗi lần.

Điều này dẫn tới suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của việc thực hành.
Khi luyện tập thể chất, thì đồng nghĩa với việc chúng ta có thể sử dụng nó một cách hiệu quả hơn. Tương tự như vậy với tinh thần, nếu ta rèn luyện nó, chúng ta cũng có thể nắm được hướng sử dụng nó một cách tự do.

Nếu chúng ta xây dựng cho mình một thói quen tự làm mới góc nhìn của bản thân cứ mỗi khi tiếp nhận bất kể điều gì dù có lặp lại, chúng ta sẽ không coi chúng là “những thứ cũ rích”. Thay vào đó, cứ mỗi lần trải nghiệm đi qua, chúng ta đều gom được những bài học mới.

Ngược lại, khi chúng ta luôn nhìn nhận các sự kiện trong đời mình lặp đi lặp lại trên cùng một lập trường, chúng ta sẽ hình thành nên một thói quen không tốt và cảm thấy không có động lưc hay khám phá mới trong những gì tồn tại xung quanh mình.

Hay như khi chúng ta quá quen với việc được người khác làm gì đó cho mình, chính ta sẽ coi nó là đương nhiên. Rồi sau đó dần quên đi lòng biết ơn.

Điều này quả rất đáng sợ.

Trong một buổi hỏi đáp khi tôi tiến hành một khoá huấn luyện bên ngoài cho một tổ chức, vị chủ doanh nghiệp đã chia sẻ với tôi rằng bản thân ông không cảm thấy hài lòng về những gì ông đã thực hiện. Mặc dù trái lại, doanh nghiệp của ông đã vận hành rất tốt, gia đình ông đều giàu có và không hề có vấn đề gì với ông.

Gương mặt của ông ấy lộ rõ vẻ buồn chán và thiếu sinh khí trong tất cả mọi việc.

Nhưng khi tôi hỏi ông đã cảm thấy thế nào sau buổi tập huấn hôm đó, ông ấy đáp lại: “Hôm nay quả là một ngày rất vui”. Rồi tôi hỏi ông ấy: “Vậy tại sao ông không bắt đầu thực hành luôn?”

Tôi nghĩ rằng câu nói đó đã để lại ấn tượng đầu tiên với toàn bộ cơ thể của ông ấy, tinh thần và tâm hồn bắt đầu có sự thay đổi hướng về trạng thái nhận thức rõ ràng hơn. Điều làm tôi bất ngờ hơn nữa là khi vượt qua được kỳ sát hạch lên cấp, vị chủ doanh nghiệp đó đã thực sự vui y như một đứa trẻ!

Ngay cả bây giờ và trong một vài thời điểm, điều tôi nhớ đến lại là hình ảnh về những bức vẽ của bà Yuki Ogura hiện ra trong tấm trí của mình.

Ngày hôm nay luôn là một ngày mới!

Shinichi Tohei


(Nguồn: http://www.shinichitohei.com/eng…/2022/07/post-2222b3.html)


Để tìm hiểu thông tin lớp học vui lòng liên hệ inbox tại:
– m.me/KiAikidoVietnam

hoặc:

– ☎️ Hotline: 093 789 2166

📰 Website: https://kiaikido.vn

⛩ Vạn Phúc Dojo: Số 226 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.