I. Tổng quan về Ki Aikido

Ki-Aikido là môn võ của Nhật Bản, tên gọi tiếng Nhật là Shin Shin Toitsu Aikido.

Ki-Aikido được sáng lập vào năm 1974 bởi võ sư Koichi Tohei, người giữ 10 đẳng – cấp bậc cao nhất và là người duy nhất được bậc sáng tổ Aikido là Morihei Ueshiba công nhận bằng chứng chỉ.

Dựa trên nền tảng các nguyên lý về Khí, Ki-Aikido giúp ta đạt tới trạng thái hoà hợp giữa tinh thần và thể xác, từ đó giúp người tập phát huy được hết khả năng, thực lực tiềm ẩn vốn có của mình.

Ngoài việc được tập luyện đòn thế của võ đạo, triết lý của Ki-Aikido còn được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sinh hoạt đời sống, thể thao, nghệ thuật, kinh doanh và giáo dục v.v…

Ki-Aikido hiện nay là hệ phái có nhiều võ đường chuyên môn nhất tại Nhật Bản với hơn 400 cơ sở, và đã có mặt tại hơn 24 quốc gia Châu Âu, Úc, Á, Mỹ La-tinh. Không phân biệt quốc tịch, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo, đã có trên 30 nghìn hội viên tham gia tập luyện Ki-Aikido trên toàn thế giới.

Ki Aikido

II. Lịch sử hình thành Ki Aikido

1. Thầy Tohei theo tập với Ueshiba Sensei

Năm 1940, khi thầy Tohei 19 tuổi, huấn luyện viên Judo của ông, thầy Shohei Mori, đã giới thiệu thầy Tohei gặp người sáng lập ra môn võ Aikido, tổ sư Morihei Ueshiba. Theo lời ông kể, khi lần đầu thầy gặp 1 huấn luyện viên Aikido và có luyện tập qua lại vài đòn ở võ đường của thầy Ueshiba, ông đã nghi ngờ Aikido và giá trị của môn võ này mang lại. Tuy nhiên điều đó đã thay đổi khi thầy thầy Ueshiba bước vào võ đường và bắt đầu thực hiện các kỹ thuật của mình. Koichi Tohei vẫn chưa thấy thuyết phục cho đến khi thầy Ueshiba yêu cầu ông bước lên thảm và cố gắng tóm lấy mình. Mọi nỗ lực của Koichi Tohei đã không thành công, và sau khi được chính thầy Ueshiba chứng minh sự lợi hại của Akido, Koichi Tohei yêu cầu được đăng ký học môn võ này ngay tại chỗ.

2. Áp dụng góc nhìn của Ki, giải thích được các nguyên lý của Aikido, tiến bộ thần tốc, được công nhận.

Thầy Tohei nhận thấy uy lực đòn danh của Ueshiba đến từ sự thư giãn nhưng bản thân Ueshiba lại luôn nhắc để tử nắm thật chặt.
Thầy Tohei bắt đầu tiến bộ thần tốc chỉ sao chép và lặp lại những gì tổ sư Ueshiba làm, và ít chú ý đến những lời thầy Ueshiba lý giải. Cuối cùng thầy Tohei giữ lại 30% những kỹ thuật tôi học được từ tổ sư, và thay đổi hoặc loại bỏ 70% còn lại
Tohei Sensei đã nhiều lần tuyên bố rằng các nguyên lý của Ki như “Khuếch trương Ki” và “Thả lỏng hoàn toàn” thực chất là để mọi việc thuận theo tự nhiên, và điều này đã giúp thầy giữ được an toàn cho bản thân mình và 80 người dưới quyền trong chiến tranh thế giới thứ 2.

3. Lên tới đỉnh cao, trở thành trưởng giáo tại Aikikai.

Thầy Koichi Tohei tiếp tục rèn luyện tinh thần cũng như cơ thể của mình với thiền định, Misogi và Aikido. Thầy Tohei luyện tập với tổ sư Ueshiba sáu tháng và sau đó thầy được cử làm đại diện (dairi) để giảng dạy tại trường Shumei Okawa và học viện cảnh sát. Việc này (việc thầy Koichi Tohei bắt đầu đi dạy) xảy ra ngay cả trước khi ông được chính thức phong kyu – cấp. Sau khi nhập ngũ, thầy Tohei đã được tổ sư Ueshiba thăng lên 5 đẳng.

4. Có tầm ảnh hưởng lớn. Người đầu tiên đưa Aikido sang Mỹ.

Năm 1953, thầy Koichi Tohei chịu trách nhiệm mang Aikido đến với phương Tây, chủ yếu là thông qua các chuyến đi giảng dạy ở Hawaii, cả ở lục địa Mỹ và châu Âu.

Đây là lần đầu tiên Người sáng lập Aikido cho phép bộ môn võ đạo này được truyền bá ra ngoài Nhật Bản. Vì lý do đó, Hawaii đã trở thành trung tâm truyền bá Aikido ở Hoa Kỳ, cho đến nay vẫn là nơi giữ vai trò quan trọng của Ki-Aikido.

Trong những năm tháng ở Aikikai, thầy Tohei đã dạy Aïkido cho nhiều Shihan nổi tiếng như Hiroshi Tada, Sadateru Arikawa, Seigo Yamaguchi, Shigenobu Okumura, Kazuo Chiba, Yoshimitsu Yamada và Steven Seagal.

Năm 1969, tổ sư Ueshiba yêu cầu thầy Koichi Tohei chấp nhận cấp bậc 10 đẳng, và thầy Tohei đã đồng ý. Trước đó thầy Koichi Tohei đã một vài lần từ chối nhận cấp bậc này. Trước đó, cấp bậc cao nhất trong Aikido là 8 đẳng, nhưng vì nhiều lý do về cả chuyên môn và chính trị, tổ sư Ueshiba đã phong những cấp bậc cao hơn.

5. Xung đột về quan điểm về Ki với Đạo chủ, mở Tổ chức Ki no Kenkyukai 1971.

Sau Đệ nhị Thế chiến, thầy Tohei theo học Tempu Nakamura, một bậc thầy yoga kiêm nhà tâm lý học danh tiếng, Tempu Nakamura đã dạy Tohei rằng tinh thần điều khiển cơ thể. Lý thuyết về tâm trí điều khiển cơ thể mà Nakamura dạy thầy Tohei đã giúp thầy hiểu rõ được các nguyên lý của Aikido, và đó cũng là lý do vì sao Tohei gọi dòng Aikido của mình là Aikido với Tâm Thân hợp nhất.
Khi tổ sư Ueshiba mất, thầy Tohei dự định đưa phương pháp huấn luyện khí trong Aikido nhưng gặp phải sự phản đối gay gắt của những thày dạy truyền thống ở đây.

Năm 1971, trong khi vẫn là trưởng giáo của Aikikai, thầy Tohei thành lập tổ chức Ki no Kenkyukai, để dạy các nguyên tắc của khí và việc hoà hợp giữa tâm và thân, bên ngoài khuôn khổ của Aikikai. Vị trí này được duy trì cho đến khi mâu thuẫn giữa thầy Tohei và phần còn lại của Aikikai đã trở nên quá gay gắt và thầy đã quyết định rút khỏi Aikikai.

Một trong những nguyên nhân chính của sự chia cắt này đến từ quan điểm của Koichi Tohei trong việc nhấn mạnh về Ki trong Akido. Thầy Koichi Tohei muốn Aikido tập trung vào những nguyên lý về Ki, sử dụng việc tập luyện để nuôi dưỡng và kiểm soát Ki trong quá trình thực hành Akido hàng ngày. Thầy bắt đầu giảng dạy về những ý tưởng mới này trong suốt khóa huấn luyện của thầy tại võ đường Hombu, nhưng đạo chủ Kisshomaru và phần lớn huấn luyện viên lâu năm đều không hoan nghênh hành động đó của thầy Tohei. Họ không khuyến khích việc thầy giảng dạy những kỹ thuật và nguyên lý của mình tại võ đường Hombu. Và thầy Tohei đáp lại rằng thầy có quyền giảng dạy những kiến thức này bên ngoài võ đường Hombu, điều thầy đã làm sau đó.

6. Tách hẳn khỏi Akikai

Sau nhiều năm xung đột, cuối cùng thầy Koichi Tohei đã quyết định tách khỏi hệ phái Aikikai và dạy nghệ thuật Ki của riêng mình.
Ngày 15 tháng 5 năm 1974, thầy Koichi Tohei gửi một lá thư bằng tiếng Anh và tiếng Nhật cho phần lớn võ đường trong cả Nhật Bản và nước ngoài, giải thích về lý do mình rời đi và kế hoạch tương lai của bản thân bao gồm Ki-Akido và Ki Society. Sự ra đi này đến như một cú sốc đối với tất cả môn sinh Akido trên khắp các võ đường trên thế giới. Thầy Koichi Tohei rất được tôn trọng bởi nhiều huấn luyên viên và môn sinh. Thầy đồng thời cũng được nhìn nhận như người thầy lỗi lạc nhất của Aikido kể từ khi sự ra đi của sư tổ Ueshiba. Việc rời đi của thầy Koichi Tohei theo đó cũng dẫn đến việc một vài võ đường cũng tách khỏi hệ phái Aikikai và tham gia cùng hệ phái mới của thầy Tohei. Mục tiêu mới của thầy Koichi Tohei lúc bấy giờ là phối hợp tất cả các võ đường mà đã tham gia cùng thầy và hợp chúng thành một tổ chức Shin Shin Toitsu Aikido: “ Akido với tinh thần và thể xác hòa hợp”. Phân nhánh này của Aikido vẫn còn hoạt động đến ngày nay mặc dù thầy đã nghỉ hưu khỏi công việc quản lý hàng ngày của Ki-Akido và sau đó chỉ còn tập trung vào liên hiệp Ki và việc tự phát triển ki của bản thân, sau đó thành lập Shin-shin Toitsu Aikido, để giảng dạy Aikido theo các nguyên tắc về Khí.

7. Liên tục lớn mạnh và phát triển

Hiện nay(tính đến tháng 6 năm 2012), có khoảng 400 dojos ở Nhật Bản, hơn 30.000 người luyện tập Shinshin Toitsu Aikido ở 24 quốc gia trên thế giới (Canada: 3 dojos , United States of America 63 dojos, Brazil 5 dojos, Chile 1 dojo, Argentine 1 dojo, Russia 7 dojos, Belarus 1 dojo, Kazakhstan 1 dojo, Czech Republic 1 dojo, Netherland 1 dojo, Germany 4 dojos, Spain 3 dojos, United Kingdom 5 dojos, Australia 5 dojos, New Zealand 1 dojo, Tahiti 1 dojo, Philippines 1 dojo, Vietnam 1 dojo, Singapore 1 dojo, Indonesia 1 dojo, Iran 2 dojo, Ukraine 1 dojo, Belgium 1 dojo.

Mỗi dojo duy trì lịch trình lớp học riêng của mình và có kinh nghiệm cụ thể liên quan, cũng như các lớp liên quan đến lứa tuổi để tất cả các thành viên có thể đào tạo ở mức thích hợp.

III. Tiểu sử thầy Koichi Tohei

Thầy Koichi Tohei sinh năm 1920 và lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp trên ở Nhật Bản, ở phía Bắc Tokyo. Ngày còn trẻ , thầy có thể chất rất yếu đuối và được cha thầy hướng dẫn tập Judo và Thiền để tăng cường thể chất của mình. Sau đó thầy Tohei bắt đầu tập misogi và một vài môn Yoga khác của Nhật. Những sự kiện và quá trình luyện tập đó đã ảnh hưởng rất nhiều đối với cuộc sống sau này của thầy.

Năm 1939, thầy được gặp Tổ sư và được giới thiệu môn Aikido. Thầy Tohei rất ngạc nhiên là dù với kỹ thuật Judo điêu luyện của mình nhưng thầy vẫn không thể đấu lại được với một người già hơn mình rất nhiều, và rất nhanh chóng thầy trở thành một học viên nghiêm túc của môn võ này. Năm 1942, thầy được gọi đi lính và đã sống một thời gian ở Trung Quốc. Trong thời gian này thầy nhận thức được tầm quan trọng của một sự tĩnh lặng của tâm và sự hoà hợp của tâm và thân. Điều này là định hướng quan trọng cho việc luyện tập của thầy Tohei sau này. Thầy Tohei có tiếng là một sĩ quan may mắn vì chưa có người nào dưới quyền chỉ huy của ông bị mất mạng dù là trong những trận chiến ác liệt nhất.

Sau chiến tranh, thầy Tohei lại trở về với vai trò là đệ tử nội trú (uchi deshi) của Tổ sư, trở thành một trong những nhân vật mạnh mẽ và có ảnh hưởng nhất trong thế giới Aikido. Trong những ngày đấy, chuyện những người đến thách thức tại võ đường là rất phổ biến và thầy Tohei là người thường đứng ra để đấu với những người muốn đến sân tập để thách đấu với tổ sư. Có rất nhiều người đã phải dập đầu trong đó có một nhóm đô vật người Mỹ những người trước đó đã thách đấu ở Tổng đàn Kodokan của bộ môn Judo.

Năm 1953, thầy Tohei được Tổ sư phái tới Hawaii, trở thành người thầy đầu tiên mang Aikido tới Hoa Kỳ. Trong vòng khoảng một thập kỷ sau đo, thầy Tohei đã tới nước Mỹ rất nhiều lần và đã đào tạo được rất nhiều thầy giáo giỏi cho nước Mỹ hôm nay. Chính ở trong giai đoạn này mà Aikido của thầy Tohei có nhiều những biến chuyển do việc tập với những người Mỹ to lớn rất khác so với việc tập luyện thông thường ở Nhật Bản. Trong giai đoạn này, việc luyện tập của thầy bắt đầu khác so với những thầy dạy khác, và điều này bạn có thể nhận thấy nếu so sánh những sách mà thầy Tohei viết vào cuối những năm 50 với những cuốn sách được viết cùng thời của Kisshomaru Ueshiba – cả hai cuốn đều được Tổ sư ủng hộ. (Chi tiết này có thể cho thấy Aikido là sự hòa hợp và nhận thức của cá nhân mỗi người. Mỗi người đến một trình độ nào đó có thể phát triển một đường lối Aikido cho riêng bản thân mình. Điều quan trọng nhất là vẫn giữ được tinh thần yêu thương và hoà hợp. Điều này giải thích vì sao mặc dù các đại đệ tử của tổ sư như Tohei, Saito, Kisshomaru,… đi những con đường rất khác nhau nhưng vẫn được tổ sư ủng hộ).

Thầy Tohei lên đến chức vụ trưởng giáo (sư trưởng) tại Aikikai Hombu (tổng bộ của Aikikai) và là người duy nhất được Tổ sư cấp chứng nhận 10 đẳng với một chứng chỉ chính thức. Chúng tôi vẫn có một cuốn băng của một đài truyền hình Mỹ năm 1957, mà thầy Tohei làm phiên dịch cho Tổ sư trong một buổi phỏng vấn. Ông quả là một người rất nổi tiếng trong thế giới Aikido nhờ vào tính cách thân thiện của ông.

Sau khi Tổ sư mất, Kisshomaru Ueshiba trở thành Đạo chủ Aikido thứ hai và thầy Tohei tiếp tục với vị trí trưởng giáo của mình. Trong một vài năm tiếp theo mọi việc vẫn tiến triển như trước những đã bắt đầu xuất hiện những căng thẳng giữa những Aikidoka cao thủ.
Thầy Tohei có ý tưởng rất rõ ràng về việc luyện tập Aikido. Những ý tưởng đó dựa chủ yếu trên nguyên tắc hoà hợp được một trong những sư phụ Yoga của ông dạy. Thầy Tohei dự định đưa phương pháp huấn luyện khí trong Aikido nhưng gặp phải sự phản đối gay gắt của những thày dạy truyền thống ở đây. Vì vậy, vào năm 1971, trong khi vẫn là trưởng giáo của Aikikai, thầy Tohei thành lập tổ chức Ki no Kenkyukai, để dạy các nguyên tắc của khí và việc hoà hợp giữa tâm và thân, bên ngoài khuôn khổ của Aikikai. Vị trí này được duy trì cho đến khi mâu thuẫn giữa thầy Tohei và phần còn lại của Aikikai đã trở nên quá gay gắt và ông đã quyết định rút lui. Thầy Tohei sau đó thành lập Shin-shin Toitsu Aikido, để giảng dạy Aikido theo các nguyên tắc về Khí

IV. Các nguyên lý về Khí

a. Tinh thần dẫn dắt cơ thể (thể xác) (Mind moves body)

Tinh thần và Cơ thể là 2 phần cấu thành cuộc sống hiện hữu của ta. Tinh thần và thể xác (cơ thể)có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu mối liên hệ này thông suốt, chúng ta làm gì cũng nhẹ nhõm, thoải mái. Nếu mối liên hệ này không thông suốt, việc ta làm sẽ khó khăn. Còn nếu mối quan hệ này bi ngắt, ta hầu như chẳng làm được việc gì. (ví dụ như khi ta làm 1 việc , tinh thần ta rất hứng khởi với việc đó, và cơ thể cũng đáp ứng đủ thể lực cho việc đó, thì việc chắc chắn đạt hiệu quả. Còn nếu ta phải làm 1 việc, nhưng tinh thần lại không thích, không muốn thực hiện, hoặc không cản thấy đủ tự tin để làm việc đó, thì cho dù cơ thể có cố gắng đi bao nhiêu chăng nữa, việc ta làm sẽ khiến ta mệt mỏi, và hiệu quả cũng sẽ chỉ dừng ở mức vừa đủ, hoặc thậm chí hiệu quả kém).
Tinh thần và Cơ thể ảnh hưởng qua lại với nhau, và trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc đời ta. Nếu một người Tinh thần rất mạnh mẽ, có nhiều hoài bão, nhưng thể chất quá yếu đuối, rốt cuộc các hoài bão kia cũng không thực hiện được và mãi chỉ là mộng tưởng. Ngược lại, nếu Thể chất của 1 người rất khỏe mạnh, nhưng Tinh thần thì khiếp nhược, bi quan, than thân trách phận, chỉ quanh quẩn với những việc cỏn con, thì người đó sẽ chỉ loanh quanh bán sức mình để kiếm ăn qua ngày, uổng phí một sức khỏe trời cho.
Do đó, trong Ki-Aikido, ta rèn luyện để có 1 Tinh thần sáng láng, và một Cơ thể khỏe mạnh.

b. Bốn nguyên lý cơ bản bao gồm:

  1. Giữ Nhất-điểm (Keep One Point)
  2. Thư giãn hoàn toàn (Relax Completely)
  3. Để cho trọng lượng nằm ở phần dưới (Keep Weight Underside)
  4. Khuếch trương Ki (Extend Ki).

Không có nguyên lý nào là chỉ dùng cho riêng một mình Aikido, và thực ra tất cả các nguyên lý trên đều có thể áp dụng vào bất cứ cái gì mà ta làm trong cuộc sống thường nhật.

1. Keep one point- giữ nhất điểm

Nhất điểm là một điểm trên cơ thể, tại đó tâm trí an định có thể tập trung. Nó là một trạng thái của tâm trí. Mọi người thường nói là Nhất điểm được đặt dưới rốn cách 5 -10cm.

Bằng cách tập trung tâm trí vào bụng dưới, người ta sẽ tập trung vào ý nghĩa thực sự của việc mình đang làm. Các chuyển động vật lý, chẳng hạn như đi bộ, được phối hợp nhiều hơn, tạo ra năng lượng mạnh mẽ. Việc hoà hợp tâm- thân tạo ra một cảm giác mạnh mẽ và bình tĩnh, điều này rất có lợi cho việc luyện tập Aikido. Vị trí được duy trì bằng cách đơn giản là luôn giữ Nhất điểm của bạn, không phải bằng cách chống lại bạn tập thông qua việc đẩy trở lại.

2. Relax completely – thả lỏng hoàn toàn

Thả lỏng trong Aikido không phải là sự thư giãn một cách buông lỏng hoàn toàn không có ý thức. Nó là cảm giác về sự tràn đầy năng lượng mà không có sự căng cứng.

Ý nghĩa nguyên lý Thả lỏng vượt xa suy nghĩ thông thường về sự thả lỏng của cơ thể mà đi vào sự thư giãn của cả Tâm- Thân. Khi tâm trí an định, cơ thể sẽ luôn tĩnh tại. Loại trừ các yếu tố căng thẳng trong cơ thể, bạn sẽ di chuyển tự do hơn và điều này thực sự cần thiết trong Aikido.

3. Keep weight underside – giữ sức nặng ở phía dưới

Với tất cả các đối tượng, trọng lượng tự nhiên rơi theo hướng nó được kéo bởi lực hấp dẫn, cụ thể là xuống dưới. Ở con người, tuy nhiên, có thể ảnh hưởng đến cách mà cơ thể “mang” trọng lượng của nó.

Cơ thể của con người không phải một khối rắn theo cách hiểu chặt chẽ về thuật ngữ, mà nó có thể thay đổi. Như nước khi chuyển động trong ly, một vài phần cơ thể có thể có thể tương tác với nhau. Nếu ta tập trung để đặt trọng lượng cơ thể ở phía dưới, hay một vị trí thấp hơn trên cơ thể, ta có thể cảm nhận được sự ổn định của Cơ thể.

4 Extend ki – khuếch trương khí

Trong Aikido, khuếch trương Ki có nghĩa là tỏa năng lượng. Tuy nhiên, nó không phải đơn giản chỉ là vấn đề ở sức mạnh thể chất. Mà hơn thế, nó là trạng thái của Tâm để giúp cho Thân chuyển động theo cách bĩnh tĩnh, tập trung và thống nhất

Cảm giác khuếch trương năng lượng tràn đầy đó được sử dụng trong tất cả các đòn thế của Aikido. Không có nó, việc quăng ném trở thành những bài tập luyện cơ bắp, phụ thuộc chủ yếu vào lợi thế của chỉ số cơ thể & trọng lượng.

Thực hành 4 nguyên lý theo cách nào cũng tốt

Rất dễ để có thể theo 4 nguyên lý này. Bởi nếu bạn làm theo một điều, tự những điều khác cũng tự động đi theo. Ví dụ, nếu bạn giữ nhất điểm, thì bạn đang ở trạng thái thả lỏng, đặt sức nặng ở dưới và khuếch trương Khí.

Ngược lại nếu bạn phá vỡ chỉ một nguyên lý. cũng có nghĩa là bạn đang phá vỡ những nguyên lý còn lại, ít nhất là tại thời điểm đó. Ví dụ như khi bạn căng thẳng, bạn tự nhiên sẽ đẩy cơ thể lên cao. Tuy vậy, bạn có thể khôi phục lại trạng thái của mình bằng việc bĩnh tĩnh lại, khôi phục cả 4 nguyên lý trong tiến trình luyện tập.

c. Năm nguyên lý của Ki Aikido (Shin Shin Toitsu Aikido)

(5 nguyên lý này phải có cái trước mới có cái sau)

1. Khuếch trương Ki

Một cách khác để hiểu về nguyên lý “khuếch trương ki” ngoài sự “tỏa năng lượng” ra còn có thể hiểu là sự “mở rộng tâm trí”.

2. Nhận biết tinh thần của đối phương

Khi mở rộng tâm trí về phía đối phương, ngoài việc đánh giá được thể trạng(béo- gầy, cao – thấp,…) người tập có thể nhận biết được tinh thần của đối phương thông qua hướng mắt nhìn, cử chỉ, nét mặt,. Đối phương chính là tấm gương phản chiếu chính mình. Biết mình, biết ta trăm trận trăm thắng.

3. Tôn trọng Ki của đối phương

Trong Ki-Akido tinh thần bất phân tranh rất được chú trọng chúng ta không coi đối phương là kẻ thù, là kẻ phải hạ gục, chúng ta chấp nhận tinh thần của đối phương, tôn trọng tinh thần của họ.

4. Đặt mình vào vị trí của đối phương

Tôn trọng thôi chưa đủ, nếu bạn chỉ tôn trọng đối phương, nhưng không đứng trên lập trường, quan điểm của đối phương để thật sự thấu hiểu, cảm thông thì sẽ không thể khiến đối phương đi theo hướng mà bạn mong muốn.
Nếu bạn muốn truyền tải một điều gì với ai đó, bạn cần đứng trên lập trường người nghe để truyền tải đến họ. Đó chính là đặt mình vào trí của đối phương.

5. Cùng nhau di chuyển

Việc có dẫn dắt đối phương hay không, hai người tập có thể di chuyển cùng nhau hay không phụ thuộc vào việc bạn đã đặt mình vào vị trí của đối phương hay chưa. Nếu bạn coi mình và đối phương là hai thực thể riêng biệt, đối phương muốn đi bên trái, mình muốn đi bên phải thì hai người không thể di chuyển cùng nhau.

Ngược lại, nếu bạn và đối phương và một thể thống nhất, tôn trọng hướng của đối phương, thì thể thống nhất đó sẽ có thể di chuyển được cùng với nhau.

V. Ki Test

Ki Test là phương pháp để chúng ta có thể kiểm tra được tư thế của mình có đạt được sự hoà hợp về tinh thần và (cơ thể) thể xác hay không?

Ki Test trong Ki Aikido

Khi mà cơ thể không ổn định, thì tinh thần cũng sẽ không ổn định, khi đó chúng ta cũng không thể dẫn dắt người khác. Do đó, chúng ta cần học được cách chỉnh sửa lại tư thế trước khi bắt đầu luyện tập. Trước khi học được cách dẫn dắt người khác, chúng ta cần tự chỉnh sửa lại bản thân mình.

Ki Test không chỉ ứng dụng trong Ki Aikido mà còn có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như thể thao hay nghệ thuật.

VI. Hình thức luyện tập

Hitoriwaza:

Động tác tập 1 mình. Các động tác này có ý nghĩa gì trong luyện tập Aikido và Ki. Hitori waza là các bài tập thực hiện 1 mình, các động tác của Hitoriwaza chính là các vận động của Aikido được cô đọng lại. Việc duy trì tập Hitori waza thường xuyên và đúng cách sẽ giúp người tập làm quen được với các vận động của Aikido, giúp người tập có cảm nhận và hiểu được về các nguyên lý của Khí và Aikido, hiểu được trạng thái cơ thể mình, biết được tinh thần của mình có tĩnh tại hay xao động.

Kumiwaza:

Tập 2 người: Mục đích là…. Là hình thức tập phân thế trong Aikido. 2 người sẽ tập đối luyện, trong đó 1 người sẽ đóng vai người tấn công (uke) và 1 người sẽ dùng kỹ thuật Aikido để hóa giải đòn tấn công (nage/tori). Mục đích của Kumiwaza nhằm giúp người tập có cơ hội rèn luyện, kiểm chứng, mài dũa kỹ thuật của mình. Hơn nữa, khi tập đối luyện với 1 người khác, người tập sẽ rèn luyện về tinh thần, bằng cách luôn khởi phát những suy nghĩ tích cực, để thực hành chữ Ai (Hiệp), thực hành con đường hòa hợp.

Ki Breathing – Phương pháp hít thở với Ki

Ki Breathing là một phương pháp hít thở được Koichi Tohei sáng tạo nên dựa trên phương pháp hít thở Misogi. Tư thể không đúng sẽ khiến chúng ta khó mà có được những hơi thở trọn vẹn, khi hơi thở gặp vấn đề thì sức khoẻ của chúng ta cũng suy yếu. Dựa trên nền tảng các nguyên lý về Khí, phương pháp Ki Breathing nhằm đưa chúng ta đến trạng thái hoà hợp giữa thể xác và tinh thần, từ đó chúng ta có thể đạt được nhiều ích lợi về mặt sức khoẻ của cả thể xác lẫn tinh thần.
Ki Breathing

Bokken và Jo: (Luyện tập với kiếm gỗ và gậy)

Jo và Ken giúp người tập thực hành nhiều điểm quan trọng trong Aikido, người tập sẽ có cơ hội tập về hướng tập trung (điểm focus), tập về khoảng cách (do Jo và Ken đều thiết kế dựa theo chiều dài cánh tay, nên người tập sẽ hình dung về ma-ai, khoảng cách an toàn dễ dàng), về khuyêch trương Khí, về thả lỏng, về tư thế, và về sự tĩnh tại.

Kiếm và Gậy trong Ki Aikido

Taigi /Tsuzukiwaza:

Là hình thức tập luyện các đòn liên hoàn có quy ước và theo chuẩn mực. Với hình thức tập luyện này, người tập sẽ học về sự liên tục, không để Khí ngắt, không để tinh thần bị xáo động, người tập sẽ học để cảm nhận thời điểm (khi nào vào đòn, khi nào chuyển hướng, khi nào kết thúc), nhịp điệu và sự cân bằng, thanh thoát trong từng động tác. Để tập tốt tsuzukiwaza, người tập không chỉ thuộc đòn thế, mà phải có cảm nhận tốt về trạng thái cơ thể mình, về tinh thần của bạn tập, về không gian xung quanh.

Thầy Ueshiba có dạy rằng Aikido dựa trên nguyên tắc bất-phân-tranh, vì thế nên thầy đã cấm mọi hình thức thi đấu trong Aikido. Tuy vậy, nếu nguyên tắc bất phân tranh bị hiểu sai, nó có thể có nghĩa là bỏ chạy khỏi các vấn đề ta gặp phải, là trốn chạy. Điểm mấu chốt là, trong một cuộc xung đột, ai giữ được sự điềm tĩnh, thư giãn thì người đó mới là người mạnh nhất.

Cuộc thi Taigi không phải là hình thức thi đấu để xem ai mạnh hơn ai, thay vào đó, đây là nơi để những người tham gia kiểm tra, trình diễn, thi triển các kỹ thuật Aikido, trước đông đảo người xem và trước một ban giám khảo có nhiệm vụ sẽ chấm điểm họ dựa trên những tiêu chí nghiêm khắc, chặt chẽ. Điều quan trọng nhất mà chúng tôi cần thấy ở họ là Fudoshin (sự vũng chãi, cân bằng), Các chuyển động có nhịp điệu, và Tràn đầy Ki (sự khoáng đạt, đẹp mắt)

VII. Hệ thống đai đẳng trong Ki Aikido

Ki-Aikido cũng có một hệ thống đánh giá quá trình tập luyện của học viên bằng các cuộc kiểm tra. Dựa trên phân cấp “kyu” và “dan”, từng cấp bậc cũng sẽ có các màu đai tương ứng. Trẻ em dưới 13 tuổi sẽ bắt đầu từ cấp bậc kyu 10, còn các thành viên từ 13 tuổi trở lên sẽ bắt đầu từ cấp bậc kyu 5.

VIII. Ki Aikido tại Việt Nam

Ki Aikido được võ sư Marc D. Keats người Canada giới thiệu tại Hà Nội từ tháng 9 năm 2006.

Năm 2015, CLB Ki Aikido Hanoi được thành lập và chính thức được tổng đàn Shin Shin Toitsu Nhật Bản công nhận, chủ nhiệm CLB là Nguyễn Quang Anh Sensei. Trong suốt quá trình phát triển từ 2006 đến nay, CLB giảng dạy liên tục cho các học viên đến từ nhiều quốc gia, ở nhiều trình độ và nhiều lứa tuổi khác nhau.

Tập luyện Ki Aikido tại Hà Nội, các thành viên có cơ hội được tập đòn thế Aikido, các kĩ thuật kiếm (bokken) và gậy gỗ (jo), các nguyên lý về Ki, phương pháp thở bằng Ki (Ki – breathing), thiền (Ki meditation and Misogi) và phương pháp day bấm trị liệu bằng Ki (Kiatsu).

Summary
Ki Aikido là gì?
Article Name
Ki Aikido là gì?
Description
Ki-Aikido được sáng lập vào năm 1974 bởi võ sư Koichi Tohei, người giữ 10 đẳng – cấp bậc cao nhất và là người duy nhất được bậc sáng tổ Aikido là Morihei Ueshiba công nhận bằng chứng chỉ.
Author
Publisher Name
Ki-Aikido Hà Nội
Publisher Logo

19 thoughts on “Ki Aikido là gì?

  1. Pingback: SỨC MẠNH CỦA NHỮNG ĐIỀU LẶP LẠI | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  2. Pingback: HÔM NAY BẠN TẬP VỚI AI? | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  3. Pingback: 2/9: NGHỈ LỄ KHÔNG NGẮT KI | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  4. Pingback: MÌNH NÓI GÌ KHI MÌNH NÓI…BẰNG KI ? | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  5. Pingback: HÃY ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI KHÁC | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  6. Pingback: LỄ MỞ GƯƠNG ĐẦU NĂM - KAGAMI BIRAKI 2019 | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  7. Pingback: Cho ngày 14 tháng 2 | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  8. Pingback: Nhanh và Xa | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  9. Pingback: Có quá già để tập Ki Aikido không? | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  10. Pingback: Vai trò của Uke trong Ki Aikido | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  11. Pingback: Khai giảng lớp Ki-Aikido mùa hè cho bé | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  12. Pingback: Bắt chước trong Ki-Aikido - Chia sẻ Thành Viên - CLB Ki Aikido Hà Nội | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  13. Pingback: 7 LÝ DO NÊN CHO TRẺ TẬP VÕ KI-AIKIDO - AIKIDO TRẺ EM | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  14. Pingback: Bài dự thi MS02: Những điều nhỏ nhoi | Nhược Lạc | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  15. Pingback: Bài dự thi MS03: Nụ cười "plus Ki" :D | Shiro Nguyen  | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  16. Pingback: Bài dự thi MS07: Ki, bạn đã Đến chưa? | Green Hill  | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  17. Pingback: Bài dự thi MS12: Plus Ki là gì ? | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  18. Pingback: Bài dự thi MS19: Plus Ki | Mama tổng quản | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

  19. Pingback: Bài dự thi MS17: Căn phòng chữa lành và nuôi dưỡng tâm hồn | Ki Aikido Hà Nội - Aikido với Tinh thần và Cơ thể hợp nhất

Leave a Reply