Hôm nay nói chuyện, QA sensei có nói 2 chữ rất hay là “tuỳ duyên“.

Có nhiều người cho rằng 2 chữ đó hơi tiêu cực, và ko phù hợp trong quy luật đấu tranh-phát triển của xã hội nói riêng và vạn vật nói chung.

Nhưng theo mình, đó là cách quy chụp hơi máy móc. Nếu ta đang cố gắng làm việc gì đó, mà bản thân trong con người ta cũng thuận theo việc đó, thì nó là điều tích cực, dù thất bại cũng là điều tích cực, đáng khen ngợi. Còn nếu ta đang “cố gắng theo đuổi” một điều gì đó mà bản thân ta thấy nó đi ngược lại với cái cốt lõi sâu thẳm trong con người ta, thì nó là tiêu cực.

Khi ta cảm giác đang phải “gồng mình”, “níu giữ”, “van nài”, “theo đuổi” một thứ gì đó – đó là khoảnh khắc (mà bản thân ta cũng biết) báo hiệu rằng ta sẽ đánh mất nó. Có lẽ về logic, từ ban đầu cái gì thuộc về mình thì rốt cục nó thuộc về mình, cái gì ko thuộc về mình thì có làm gì nó cũng ko thuộc về mình, dù ta có cố gắng bào chữa, thanh minh hay che đậy hành vi theo đuổi của mình thế nào đi nữa.

Vậy nên
Làm việc thì cũng nên thuận với lòng mình
Làm gì thì cũng cần cố gắng
Còn thành hay bại, thì do “tuỳ duyên”
Cái quan trọng là mình cảm thấy bình an, sau tất cả những điều đó.

P/s: có nhớ tới lời hướng dẫn của Nam-sằng khi đánh ikkyo rằng: “ko cần phải đối lực với uke. Nếu chưa cảm nhận được lực uke thì hỏi họ “đi hướng nào thì khiến họ thuận nhất?”. Rồi mình dẫn lực theo hướng đó.” Còn cố gồng mình để finish đòn này, thì cái mục tiêu tập ki-aikido cũng đã đánh mất khi cố gồng mình rồi.

Tác giả: Hiệp Vũ

Leave a Reply