Vào thời điểm năm ngoái, tôi được trực tiếp mời tham dự một chương trình truyền hình khá nổi tiếng “Asaichi”, do một đài truyền hình tại Nhật Bản thực hiện, đài NHK. Chương trình này được lên sóng vào tháng 4 năm 2021. Trong chương trình đó, tôi đã đưa ra nhiều lời khuyên cụ thể để đối mặt về chứng trầm cảm, chứng rối loạn kiểm soát cảm xúc và lo âu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 gây nên. Sau khi chương trình, đã có rất nhiều câu hỏi được gửi về từ khắp nơi tại Nhật Bản.

Ở phần kết của chương trình đó, chúng tôi có thảo luận về cách thức nhằm “Chú ý tới các dấu hiệu vô hình”. Sau khi tiếp nhận những dấu hiệu trên, thay vì xử lý chúng theo hướng chủ động, chúng ta thường chỉ phản ứng sau khi được biết đến hoặc cảm thấy cần thiết; tôi có giải thích như vậy. Tuy nhiên, nếu hành xử theo hướng như trên sẽ là quá muộn về mặt thời gian.

Trong việc thực hành Aikido – Tinh thần và Thể xác hòa hợp, giả dụ như đối phương tiến tới và sử dụng phương thức đấm để tấn công chúng ta; đòn “munatsuki”, và chỉ khi đòn đấm đó tiếp xúc tới cơ thể rồi mới dịch chuyển, thì quả thực là quá muộn!

Thực tế là khi xuất hiện đòn tấn công, tinh thần của đối thủ sẽ dịch chuyển trước khi cơ thể của họ dịch chuyển. Chỉ khi trong tâm thế tĩnh tại, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự dịch chuyển trong tâm thức của đối thủ; đó chính là “sự dịch chuyển của Khí”. Bằng phương thức này chúng ta có thể cảm nhận về những dấu hiệu vô hình. Nhờ vào phản ứng ngay khi tiếp nhận được dấu hiệu trên, mà ta có thể xử lý tình huống một cách hiệu quả mà không bị chậm trễ.

Hay khi đang ở trong một nhà hàng và bạn rất muốn được gọi đồ nhưng người bồi bàn lại không hề để ý đến bạn. Mặc dù nhà hàng không quá đông đúc và luôn sẵn có người phục vụ ở xung quanh. Tình huống này có thể được lý giải rằng người phục vụ đang chờ phản hồi chỉ khi được khách hàng gọi tới. Vậy có sự tương đồng giữa việc được gọi bởi khách hàng với tiếp nhận đòn đấm “munatsuki”, rằng người phục vụ chỉ thực hiện công việc của mình ngay sau khi anh ta bị tấn công thay vì chủ động tiếp nhận dấu hiệu khi chưa có chuyện gì xảy ra.

Ở tình huống này, một khách hàng muốn tạo sự chú ý tới người phục vụ, thì tâm trí của họ thường có sự dịch chuyển trước. Điều này được diễn đạt bởi dấu hiệu mang tên “Kehai”, sự dịch chuyển của Khí.

Người nào có thể cảm nhận và xử lý ngay khi thấy được các dấu hiệu vô hình trên sẽ là người cung cấp được tới khách hàng của mình thứ họ cần và vào thời điểm thích hợp nhất. Chúng ta có thể mô tả họ bằng cụm từ “niềm nở – attentive”.

Khi chúng ta lưu ý và phản ứng giữa những từ ngữ hay thái độ hữu hình hay như với “Khí” vô hình, thì kết quả là rất khác biệt. Thầy Koichi Tohei đã nhận ra điều này khi còn ở trên chiến trường. Khi căng thẳng cao trào, những tín hiệu không hình dáng được biểu hiện bằng những dấu hiệu. Khi tâm trí tĩnh lặng, chúng ta có thể nhân biết chúng và phản hồi lại một cách hiệu quả. Nhưng khi tâm trí trở nên nhiễu loạn, chúng ta chỉ thực sự đối mặt với khó khăn khi chúng đã diễn ra, và trong chiến tranh, thì điều này là quá muộn.

Chính vi thế ngày cả khi trong những lúc nguy hiểm nhất, thầy Koichi Tohei vẫn luôn thực hành các bài tập hô hấp với Khí giúp giữ cho tấm trí của mình tĩnh tại.

Trong chương trình truyền hình “Asaichi”, ông Sadaharu Oh cũng đề cập tới hình ảnh “mặt hồ với những con sóng tĩnh lặng”, điều này ông đã học hỏi từ thầy Koichi Tohei:

“Vào những ngày nhiều gió, mặt hồ được bao trùm bởi những gợn sóng. Vì thế mà, ngay cả khi trăng tròn sáng tỏ, ánh trăng cũng không thể phản chiếu toàn vẹn trên mặt hồ kia. Chỉ khi các con sóng tĩnh trở lại đến vô tận, và biến thành mặt gương phẳng lặng, bóng trăng trên mặt hồ mới thực sự phản chiếu như là chính nó trên bầu trời vậy. Nói theo cách khác, khi mà những gợn sóng trên mặt hồ nhỏ đi vô tận, mặt hồ mới thực sự phản chiếu được hình ảnh trên bầu trời rõ nét nhất. Và khi tâm trí của chúng ta cũng trở nên tĩnh lặng vô tận như những gợn sóng kia, thì chúng ta mới có thể nhìn thấy được Khí từ những người xung quanh giống như tín hiệu của sự dịch chuyển đang đến gần.”

Nếu chúng ta quá tập trung vào việc hiểu những điều này bằng trí óc hay nhìn thấy bằng mắt, chúng ta sẽ bỏ lỡ đi những dấu hiệu vô hình kia. Cách duy nhất có thể thực hành được là hãy tĩnh tâm.

Điều này cũng được thảo luận trong bộ ba cuốn “Dojinai” được xuất bản bằng tiếng Nhật bởi ông Tatsuro Hirooka và ông Sadaharu Oh; được diễn giải bằng ngôn ngữ riêng của tác giả.

Lưu ý đến những dấu hiệu không có nghĩa rằng “chúng ta phải nhìn thằng vào chúng”. Điều này có thể dễ dàng gây hiểu nhầm. Khi quan sát biểu hiện trên khuôn mặt của người đối diện, tâm trí dễ bị cuốn vào câu hỏi “Họ nghĩ về mình ra sao?” và phạm vi tầm nhìn sẽ trở nên hẹp đi, điều này làm giới hạn khả năng nhận biêt dấu hiệu đang đến.

Sự dịch chuyển của tâm trí được biểu hiện bởi Khí. Và khi chúng ta tĩnh lặng, sự dịch chuyển này có thể được thấu hiểu. Hơn thế nữa, khi phản ứng ngay khi Khí dịch chuyển, chúng ta sẽ bắt kịp được nó.

Khi bạn cố gắng nhưng không đem lại kết quả nào, bạn thường trú tâm vào lời nói hay thái độ của người khác rồi mới hành xử. Vì thế mà chúng ta bị chậm, như việc gạt nhầm công tắc vậy.

Cách nhanh nhất để học được điều này là bằng việc học cách sử dụng tinh thần và cơ thể để chú ý tới những dấu hiệu không nhìn thấy được. Cảm giác này có thể rèn luyện được thông qua việc thực hành Aikido – Tinh thần và Thể xác hòa hợp.

Shinichi Tohei



(Nguồn: http://www.shinichitohei.com/eng…/2022/06/post-30e0ad.html)



Để tìm hiểu thông tin lớp học vui lòng liên hệ inbox tại:

– m.me/KiAikidoVietnam
hoặc:

– ☎️ Hotline: 093 789 2166

📰 Website: https://kiaikido.vn

⛩ Vạn Phúc Dojo: Số 226 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội.