Như 1 số lời đã quảng cáo thì Jason được may mắn đi khá nhiều seminar lớn nhỏ của các thầy. Nhân dịp seminar sắp tới với Tsuzuki Ss thì tổng quản media của club có ủy thác Jason viết 1 bài ngắn chia sẽ các kinh nghiệm cũng như các quy tắc ứng xử để các bạn ít hoặc chưa đi seminar lần nào đỡ bỡ ngỡ hơn.

Trước tiên seminar là gì và chúng ta làm gì ở seminar?

Seminar là 1 training camp đặc biệt, thường sẽ được giảng dạy bởi 1 shihan cao cấp, thường 6 dan trở lên hoặc có cả seminar của Kaichou. Seminar là dịp để các thầy truyền đạt lại những đường hướng mới từ hombu, và cũng để các thầy dạy hoặc sửa lại những lỗi mọi người thường hay gặp mà nhiều khi ko có thầy cao cấp chỉ dạy và giám sát thường xuyên mọi người sẽ quên hoặc bỏ qua. Seminar cũng là dịp tốt để các bạn mudansha (vô đẳng giả – chưa đạt đến cấp dan) và các bạn mới tập tiếp xúc và được giảng dạy bởi các thầy cao cấp. Do các thầy thường phải di chuyển xa, seminar thường khá ngắn và tập trung, thường thì 2-3 ngày hoặc có khi là 4-5 ngày cả tuần, và sẽ tập cả 2 buổi sáng chiều, nói chung là phải tận dụng để “vắt kiệt” (theo nghĩa tốt) các thầy vì chả mấy khi có dịp. Cũng vì để lo san sẽ chi phí đi lại ăn ở cho các thầy, tiền học phí seminar thường sẽ khá đắt. Nhưng mà rất đáng đồng tiền vì (1) bạn được dạy bởi các thầy siêu trùm, (2) các điều bạn được dạy trong seminar sẽ rất đặc biệt (3) bạn sẽ được sữa những lỗi sai, những thói quen nhỏ khó để ý và (4) bạn sẽ được tập với rất nhiều người khác nhau, có nhiều người từ dojo khác ở xa tới để dự seminar.

Nói tóm lại seminar là 1 dịp intense training rất hiếm có, nên chuyện mình làm sao để tận dụng tối đa cơ hội này là rất quan trọng, đừng lãng phí tiền bạc và thời gian của mình, của các bạn tập khác và quan trọng nhất là thời gian và công sức của shihan dạy seminar và các thầy và các sempai ở home dojo của mình đã tổ chức seminar.
Các quy tắc ứng xử sẽ chia ra thành 3 phần: trước h tập, trong lúc tập và sau khi lớp kết thúc.

Trước h tập: Có mặt, thay dogi chỉnh chu, thắt đai ngay ngắn và đều và có mặt trên thảm sẵn sàng tập 15 phút trước h bắt đầu seminar. Trong thời gian này bạn có thể tự khởi động nhẹ, làm nóng, stretching hoặc đơn giản là ngồi tĩnh tâm hoặc Ki breath để lắng đọng lại. Mục đích của Ki Aikido là để tâm thân hòa hợp và việc có mặt sớm để lắng đọng lại sẽ giúp ích nhiều trong seminar vì bạn sẽ ko phải mất thời gian để bình tĩnh lại. Tưởng tượng bạn đi trễ và phải vội vội vàng vàng thay đồ vào phòng tập, Nhất điểm của bạn cao chót vót và sẽ mất thời gian để nó lắng xuống.

Nếu bạn có chuyện bất khả kháng phải đến trễ, cũng ko sao hết, quan trọng là phải giữ Nhất Điểm, thay dogi và đi vào lớp bằng cách nào ít gây sự chú ý và gián đoạn việc thầy đang dạy.

Trong lúc tập:

-Nghe và làm theo lời thầy dạy 100%, ko tự ý chỉnh sửa, thêm thắt những cái mình nghĩ là mình đúng. Chuyện này hay gặp ở các sempai và các bác dan tầm trung trung 3, 4 dan. Ví dụ thầy đang bảo làm theo 1 cách, đến khi ra tập các bác ấy lại làm theo cách các bác vẫn hay làm, chỉ đánh ra được cái đòn… nên nhớ là thầy dạy theo 1 cách nào đó là có lí do riêng, ví dụ cách đó giúp mình dễ cảm ra những lỗi sai mà nếu mình cứ làm theo thói quen sẽ ko nhận ra, thêm 1 điều nữa là lớp đang là lớp cửa shihan…

Vậy nếu bạn là người cấp thấp hơn và gặp 1 người cấp cao hơn thích làm theo ý mình và còn cố chỉ cho bạn theo cách đó? Quan trọng nhất là ko tranh cãi, cứ nghe theo và đợi có dịp shihan hoặc các thầy đi ngang có thể hỏi 1 cách nhẹ nhàng là thưa thầy em ko hiểu practice này, thầy có thể dạy lại cho em được ko? Tuyệt đối đừng chỉ trích bạn tập làm sai…

Đương nhiên nếu bạn là sempai thì vẫn có thể chia sẻ những cảm nhận của mình và giúp đỡ kohai để họ hiểu, vấn đề là ko được tự ý sữa lời dạy của các thầy thôi.

– Tập với tất cả mọi người ko kể đai đẳng… Trong seminar rất nhiều người với nhiều cấp bậc đai khác nhau, nên tập hết, random vì bất cứ ai đai cao hay đai thấp cũng có những điều bổ ích để mình học.. Tập với các bạn cấp thấp và giúp đỡ họ cảm nhận cũng có thể học được rất nhiều điiều.

-Đừng giấu dốt: Jason rất thích đi seminar và cảm thấy cực kì may mắn khi Ss và shihan đứng nhìn quan sát mình tập vì đây là dịp để shihan chỉ ra lỗi sai của mình và dạy mình sữa. Có rất nhiều người bỏ tiền ra đi seminar cho đã xong đến khi shihan đứng nhìn thì lại làm lơ đi, ko muốn tập hoặc giả đổi làm uke. Thế thì fail mất cái mục tiêu quan trọng của chuyện đi seminar mất.

Sau giờ tập: sau khi lớp kết thúc, gấp hakama cho các sempai/sensei, nói chung là ai mặc hakama thì gấp cho họ. Các sempai có thể trao đổi hakama để gấp cho nhau. Chuyện này là 1 nét rất đẹp của Ki Aikido. Thật ra thì các sempai và sensei đều có thể tự gấp hakama cho mình, ko vấn đề gì cả, nhưng hành động này như 1 sự tôn trọng, 1 lời cảm ơn đến thời gian và công sức của họ đã vừa mới dạy hoặc vừa train với mình. Đối với các sensei thì đó còn là cách bạn tối đa hóa “vắt kiệt” sensei để sensei có nhiều thời gian nhất có thể mà chỉ dạy cho mọi người, ko cần phải lo những việc lặt vặt. Nhân tiện chuyện gấp hakama thì có câu chuyện thế này, Harrell Sensei (6 dan, là đệ tử nhập thất của Shaner ss và hiện là HLV trưởng ở North Carolina) có lần đang dạy 1 lớp thì có 1 sensei nữ khác phải về sớm để đón con đi học về. Sau khi thấy sensei này tháo hakama ra mà ko có ai lại nhận để gấp, Harrell ss đã dừng lớp lại và gấp hakama cho cô trong 15 phút. Đó là sự tôn trọng và cách hành xử của 1 người có Ki. Ko kể là Sensei mà kể cá các sempai mặc hakama cũng cần được làm vậy… đặc biệt là các sempai bận nhiều việc khác… bạn thử nghĩ bạn là học viên đơn giản học xong xách ass đi về vô tư lự, còn các sempai tập xong còn nhiều chuyện khác phải take care, như đi quét thảm, thu tiền, đóng cửa, rồi nếu còn phải xếp hakama thì đến bao h họ mới được về? Hãy thay lời cảm ơn và trân trọng họ bằng 1 hành động nhỏ như việc gấp hakama sau khi tập xong. Chưa kể đó cũng là dịp để bạn thực hành việc gấp hakama, chuẩn bị cho tương lai lên level 😊)

Thêm 1 điểm quan trọng trong chuyện này là cách bạn “xin” được gấp hakama cho các sempai/sensei. Đương nhiên ko phải nhào vào hoặc kiểu “thầy đưa đây em gấp cho”… mà cần phải subtle và làm 1 cách ít gây chú ý và gián đoạn nhất. Cách tốt nhất là khi họ chuẩn bị tháo hakama ra, đến ngồi Seiza cạnh bên, extend Ki đến họ và cuối nhẹ đầu.. khi họ tháo xong thì chìa nhẹ 2 tay ra và xin lấy hakama. 1 điểm lưu ý là nếu bạn nào chưa biết gấp thì trong lớp bình thường các bạn có thể nhờ các sempai chỉ gấp và ngồi kế bên xem họ gấp để học, nhưng trong seminar thì nếu bạn ko biết gấp thì đừng xin hakama để rồi bắt người ta chờ mình rị mọ ko biết gấp thế nào nhé. Quan trọng là make everybody’s life easier… đừng vì 1 người nào mà gây khó khan phiền toái cho người khác.

Mở rộng ra là ko chỉ gấp hakama mà hãy để ý và giúp thầy lo liệu tất cả mọi việc lặt vặt để thầy được tận dụng hết thời gian của mình mà dạy mọi người. Đương nhiên đẳng cấp cao cấp nhất là để ý mọi chuyện để có thể thấy được trước và lo liệu mọi chuyện trước khi thầy động tay vào, đó là “sen sen no sen”. Điều đó cần thời gian tập luyện, extend Ki và keep 1 point rất lâu, nhưng trước tiên khi phát hiện thầy đang cần gì/đang làm gì mà mình có thể giúp được, xin đừng chần chờ. Trong Ki Aikido có 1 training mà Jason nghĩ là thuộc loại cao cấp nhất và khó nhất, đó là training làm otomo, hay còn gọi là “thị giả”… Nói nôm na otomo là 1 người hầu theo sát các shihan trong các seminar để lo mọi việc lặt vặt cho Shihan. Nói thế nhiều người sẽ nghĩ thời buổi này còn hầu hạ kẻ trên người dưới… thật ra có cơ hội làm otomo cho 1 shihan nào đó là 1 điều cực kì khó, thường chỉ những đệ tử ruột Ss thương lắm mới cho làm otomo vì làm otomo là 1 cơ hội để rèn luyện chuyện dẹp bỏ hết những nhu cầu của bản thân mình, thật sự hòa làm 1 và extend Ki thì mới làm tốt được. Chắc nhiều bạn cũng từng đọc câu chuyện về 2 anh chàng đi làm được sếp bảo ra chợ hỏi giá dưa hấu… anh chàng hỏi tường tận cặn kẽ từng chi tiết chính là 1 otomo xuất sắc. Ai cũng muốn được vậy nhưng có mấy người chịu khó để ý những chi tiết nhỏ nhặt và train bản thân từng ngày?

Dài qua rồi nhưng tóm lại các kinh nghiệm và các quy tắc ứng xữ này áp dụng ko chỉ trong seminar mà ngay cả trong những lớp bình thường. Nên nhớ việc làm theo những quy tắc này ko phải là cứng nhắc nguyên tắc mà nó là phép tôn trọng tối thiểu mà ta nên dành cho bạn tập cùng và cho các sensei/sempai. Tôn trọng ko hẳn chỉ là tôn trọng trong giao tiếp mà còn phải tôn trọng cả thời gian và công sức mà mọi người đã bỏ ra trên thảm tập. Curtis Ss có nói các quy tắc ứng xử ở dojo (dojo etiquette) chưa bao h là nội quy điều lệ đặt ra để mọi người phải tuân theo 1 cách cứng nhắc, mà nó chỉ đơn giản là guideline và chính là cách mà 1 người có Ki sẽ làm 1 cách tự nhiên để thể hiện tôn trọng đến người khác. Đó cũng chính là tập luyện trong đời sống hàng ngày. Ki Aikido ko chỉ là những đòn thế quăng quật mà còn chính từ những điều tưởng như nho nhỏ thế này. Hãy cùng nhau train 24/7 bằng việc để ý và thực hiện những điều be bé thế này, rồi bạn có 1 bước tiến dài mà nhiều khi bạn sẽ bất ngờ 😊

Thân ái và Plus Ki!

Leave a Reply