Thời gian gần đây, nhiều công ty Nhật Bản mong muốn chúng tôi tổ chức các hội thảo về Ki dành cho các giám đốc điều hành của họ.

Hơn 20 năm trước, hầu hết các công ty yêu cầu hội thảo này chỉ bởi vì tính độc đáo có một không hai của nó. Nhưng bây giờ đã khác, họ có một tầm nhìn rõ ràng, nên họ đang tìm kiếm những kết quả cụ thể.

Để cưỡi lên những con sóng lớn của sự thay đổi, trong thế giới ngày nay, chúng ta cần để ý đến cả những điều “vô hình tướng” thay vì chỉ tập trung vào những gì “sờ sờ ngay trước mắt”.

Ví dụ, khi có một vấn đề xảy đến, mặc dù bạn đã cố gắng bằng tất mọi cách mà bạn có thể nghĩ đến mà vẫn không có lời giải. Vậy thì lý do lớn nhất ở đây là gì?

Nhiều người có thể trả lời rằng: họ cảm thấy thiếu “kiến thức”, “kĩ năng”, hay “kinh nghiệm” để giải quyết vấn đề ấy. Đây có thể là một phần lý lo tại sao họ không thể giải quyết được vấn đề ấy. Điều lớn nhất họ không hiểu được là bản chất của vấn đề.

Khi bạn không nhận biết được “Vấn đề là gì” một cách đúng đắn, bất kể bạn có nỗ lực bao nhiêu đi nữa vấn đề sẽ vẫn còn đó. Cái bạn phải khám phá là, vấn đề thực sự ở đây, không phải là những thứ có thể nắm bắt được, như dữ liệu, mà là những thứ vô hình tướng, chẳng hạn như: Ki.

Ví dụ: Khi người của bạn không hiểu những gì bạn nói với họ. Tất nhiện bạn có thể cải thiện bằng “những gì bạn nói” và” cách bạn nói”. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây luôn là “Ki” của bạn có kết nối được với họ hay không.

Trong trường hợp này, có thể đơn giản nghĩ rằng “kết nối Ki” giống với một “mối quan hệ tin cậy”. Khi mà mối quan hệ đó không đủ bền chắc, hoặc thậm chí bị rạn nứt, có nghĩa là “Ki không được kết nối”. Như thế thì dù bạn có nói gì đi chăng nữa cũng không có ý nghĩa. Nó đơn giản là không thể chạm được tới họ.

Khi Ki được kết nối thì sẽ tạo nên “mối quan hệ tin cậy” này. Lúc đó bạn mới có thể gửi đi một thông điệp thích hợp. Ở đây tôi muốn nói, bạn cần cân nhắc làm sao có thể kết nối Ki và tạo lập “mối quan hệ tin cậy” trước khi nghĩ đến bạn nên “nói cái gì” và “nói như thế nào”.

Nếu trong đầu bạn tràn ngập những ý tưởng “nói cái gì” và “nói như thế nào”, bạn có thể quên mất Ki có được kết nối hay không. Và kết quả là bạn thất bại và cảm thấy rằng có thể những gì bạn đã nói là sai hoặc cách bạn nói là không phù hợp.

Tuy nhiên đây không phải là vấn đề thật sự. Bạn không tìm ra giải pháp bởi vì bạn chưa thật sự hiểu cốt lõi của vấn đề là gì. Đấy là lý do tại sao bạn vấp phải một vấn đề hết lần này đến lần khác.

Đầu tiên, hãy hình dung được cơ bản về “Ki được kết nối” và “Ki không được kết nối”. Sau đó, để nhận biết điều này một cách chính xác, bạn phải (thường xuyên) thực hành giữ Nhất Điểm. Nếu làm vậy, bạn sẽ dần nhận ra trạng thái của “Ki được kết nối” và “Ki không được kết nối”.

Ngoài ra, cần phải chú ý tới một điểm nữa: Tính thời điểm để kết nối. Dù là trong giao tiếp hàng ngày hay khi thương thảo với khách hàng, hãy chọn đúng lúc để mở lời.

Bằng cách luyện tập Ki-Aikido, chúng ta được học được cách di chuyện đúng thời điểm. Đó là khi tâm trí ta bình ổn và cảm nhận rõ ràng những chuyển động của đối phương. Nếu bạn chỉ chăm chăm tính toán “thời điểm hành động”, bạn sẽ thất bại.

Trong giảng dạy về “Thiền” có một từ là “Sotakudoji”. “Sotu” có nghĩa là âm thanh của một con chim non trước khi nở, khi chú ta đang mổ vỏ trứng từ bên trong. “Taku” nghĩa là âm thanh của chim bố mẹ chú ý đến khoảng khắc đó và (hỗ trợ) mổ vỏ trứng từ bên ngoài. Việc mổ từ bên trong và bên ngoài vỏ trứng phải thực hiện cùng một thời điểm (“doji”) thì chim non mới chui ra một cách trơn tru. Nếu quá sớm hoặc là quá muộn đều không tốt. Đây là chữ mà có thể giải thích tường tận việc quan sát và nắm bắt đúng thời điểm.

Để làm được như vậy, chúng ta phải có một nền móng vững chắc, đó là “sự kết nối của Ki”. Nếu bạn đang là lãnh đạo hoặc là quản lý của một nhóm thì việc đạo tạo này là vô cùng cần thiết. Đó là lý vì sao nhiều công ty quan tâm đến các Hội thảo về Ki dành cho giám đốc điều hành.

Người dịch: Thiều Ngọc Hòa
Hiệu đính: Nhược Lạc

Bài gốc: http://www.shinichitohei.com/english/2018/06/what-is-the-pro.html

 

Leave a Reply